Trường Mầm non Diễn Đoài - Diễn Châu

http://mamnondiendoai.dienchau.edu.vn


Kế hoạch giáo dục trẻ 3-4 tuổi năm học 2024-2025

/uploads/news/2024_10/khgd-tre-3-4-tuoi.doc
                                                                                                                                  Phụ lục 2
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN DIỄN ĐOÀI                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ CÁC ĐỘ TUỔI: 3- 4 TUỔI
( kềm theo KH số   /KHGD-TrMN ngày     tháng     năm 2024
 
MỤC TIÊU NỘI DUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
                                               a Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe   
 
MT1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi
- Trẻ trai: 3-4 tuổi
+ Cân nặng đạt từ 12,9 kg- 20,8 kg
+ Chiều cao đạt từ 94,4 cm -111,5cm
- Trẻ gái: 3-4 tuổi
+ Cân nặng đạt từ 12,6 kg -20,7kg
+ Chiều cao đạt từ 93,5cm -109,6cm
 
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Tập các bài tập thể dục thường xuyên
- Cân đo và khám sức khỏe định kỳ
- Biết một số thức ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
MT2. Trẻ có thể nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc  khi  nhìn vật thật,  hoặc tranh ảnh ( thịt, cá, trứng, sữa , rau…) - Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
MT3. Trẻ  biết tên một số món ăn hàng ngày: Trứng rán, cá kho, canh rau…. - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm:Như trứng rán phải có dầu mỡ, cá kho phải có gia vị, rau canhphải có hạt nêm, muối....
MT4.Trẻ biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh khi được nhắc nhở - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Trẻ nhận được các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống, đủ lượng và đủ chất.
-  Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật( ỉa chảy, sâu răn, suy dinh dưỡng, béo phì)
MT5. Trẻ tập thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: Rửa tay lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần áo… - Làm quen với cách đánh răng, lau mặt
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Trẻ biết súc miệng bằng nước muối
- Tháo tất , cởi quần áo..
- Thực hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- biết lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
MT6.Trẻ  biết sử dụng bát thìa và cốc đúng cách. - Trẻ biết cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng ký hiệu của mình
MT7. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đun sôi,… - Hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Khi ăn không nói chuyện, khi thức ăn rơi vãi biết nhặt vào đĩa. Ăn xong phải biết súc miệng
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì)
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
MT8. Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh  khi được nhắc nhở:
 
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ  sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Tập luyện một số thói quen tốt giữ gìn sức khỏe
- Nhận biết trang phục theo thời tiết
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Dạy trẻ biết ăn mặc đúng với mùa
MT9. Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm khi được nhắc nhở. - Nhận biết và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.Những nơi không an toàn
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người gúp
MT10. Trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm ( Hồ , ao, bể chứa nước, hố vôi…) khi được nhắc nhở
Trẻ biết tránh một số  hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở
- Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn.
- Không chơi gần ao hồ, sống , giếng đào, bể chứa nước không có nắp đậy.
- Nhận biết và phòng tránh một số hành động nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người lớn giúp đỡ.
+ Không tự lấy thuốc uống
+ Không leo trèo bàn ghế, lan can
+ Không nghịch các vật sắc nhọn
+ Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường, lớp
b. Phát triển vận động
 
MT11. Trẻ thưc hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. - Hô hấp: Hít vào thở ra.
- Tay:
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước sang hai bên.
+ Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay lên trước ngực
- Lưng bụng lườn
+ Cúi về phía trước
Quay sang trái sang phải
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.  
- Chân:
+ Bước lên phía trước, bước sang ngồi xổm đứng lên, bật tại chỗ
+ Co duỗi chân
MT12. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
 
- Đi và chạy
- Đi chạy theo tốc độ hiệu lệnh
- Đi chạy đổi hứng theo đường dích dắc
+ Đi kiễng gót kiểng gót liên tục 3m
+ Đi hết đoạn đường hẹp (3m x 0,2m)
MT13. Trẻ có thể kiểm soát được vận động: + Đi / chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
 
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Chạy liên tục trong đừng dích dắc (3-4 điểm) không lệch ra ngoài
MT14. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động: +  Tung,  bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng ( khoảng cách 2,5m)
+ Tự đập bóng được 3 lần liên tiếp.
+ Lăn đập, tung bắt bóng với cô.
+ Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc
MT15.Trẻ biết vận động tay mắt trong vận động ném chuyền - Ném xa 1 tay.
- Ném trúng đích ngang bằng 1 tay.
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.
MT16. Trẻ có thể thực hiện tốt các vận động bật.  + Bật tại chỗ.
+ Bật về phía trước.
+ Bật xa 20 - 25 cm
MT17. Trẻ nhanh nhẹn khéo léo, biết phối hợp tay- mắt và thể hiện sự khéo léo trong vận động: Bò,  trườn, trèo, bước - Bò, trườn theo hướng thẳng.
- Bò, trườn theo đường dích dắc.
- Bò chui qua cổng
- Trườn về phía trước
- Bước lên xuống bục cao 30 cm
MT18. Trẻ thể hiện được sự nhanh, mạnh, khéo léo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
 
- Chạy 15m liên tục theo hướng thẳng
- Bò trong đường hẹp (3m x0,4 m) không chênh lệch ra ngoài
- Bò trườn theo hướng thẳng dích dắc
- Bò chui qua cổng.
- Bò chui qua cổng
- Trườn về phía trước
- Ném trúng đích ngang( xa 1,5 cm)
MT19. Trẻ  thực hiện các vận động: - Gập, đan các ngón tay vào nhau,
quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
MT20.  Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động (vẽ hình tròn, cắt được một đoạn 10cm...) - Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
- Cắt theo đường thẳng (10cm).
- Đan, tết
- Xé, dán giấy.
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Cài, cởi cúc
                               LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học
MT21. Trẻ  quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng? Hay đặt câu hỏi về đối tượng - Sự vật: người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Hiện tượng
+ Đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động của PTGT gần gủi như: xe máy, xe đạp, ô tô
+ Biết được một số luật lệ giao thông đơn giản: đi trên vỉa hè, khi tham gia GT phải độ mũ bảo hiểm.
+ gọi được tên của một số người điều khiển PTGT
MT22. Trẻ biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ... để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.
 
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
- Đồ dùng để ăn.
- Đồ dùng để uống
- Đồ dùng để mặc
- Đồ chơi gia đình.
- Một số loại rau
- Một số loại quả
- Một số loại củ
MT23. Trẻ biết gọi tên, đặc điểm, cấu tạo, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc. - Một số PTGT đường bộ
- Một số PTGT đường thủy
- Một số phương tiện giao thông đường không, đường sắt
- Một số quy định giao thông
MT24. Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như  xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau
MT25. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật - Tên đặc điểm, đặc điểm một số công dụng giao thông quen thuộc
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi, cây hoa, quả quen thuộc.
MT26.Trẻ nhận biết được đặc điểm nổi bật và lợi ích của một số loại cây,  hoa, quả, con vật quen thuộc - Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi.
MT27. Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc (mưa, nắng, ngày, đêm, cát, đá, sỏi…) - Đặc điểm  nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
- Hiện tượng nắng mưa, nóng lạnh, ngày, đêm... và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
MT28. Trẻ biết thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt  động chơi, âm nhạc, tạo hình. - Chơi đóng vai (bắt chước các hành động của những người gần gũi như chuẩn bị bữa ăn của mẹ, bác sĩ khám bệnh ...
- Hát các bài hát về cây, con vật...
-Vẽ, xé, dán, nặn con vật, cây, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông đơn giản.
MT29. Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng Làm thí nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm nổi.
MT30. Tin học - Trẻ biết tắt, mở máy, rê chuột để bấm chơi các trò chơi trên máy tính
* Khám phá xã hội:
MT31. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, khi được hỏi trò chuyện + Mừng sinh nhật bé
+ Tìm hiểu các bộ phận trên cơ thể bé và bạn
MT32. Trẻ nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình, địa chỉ của gia đình.  + Những người thân trong gia đình
+ Một số đồ dùng trong gia đình
+ Ngôi nhà bé ở
MT33.  Trẻ nói được tên trường/lớp, khi được hỏi trò chuyện + Trường Mầm non Diễn Đoài thân yêu
+ Tìm hiểu về lớp học của bé
MT34. Trẻ có thể nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.   + Giới thiệu về Cô giáo của em
+ Dạy trẻ quan tâm đến các cô cấp dưỡng, cô y tế, bác bảo vệ và biết tôn trọng quý mến các cô, các bác.
MT35. Trẻ nói tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. - Trẻ biết được tên các bạn trong lớp
- Trẻ biết được đặc điểm riêng của bạn trai, bạn gái
MT36. Trẻ biết kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng…khi được hỏi xem tranh.  + Tìm hiểu về nghề xây dựng
+ Tìm hiểu nghề bác sĩ
+ Tìm hiểu về nghề làm ruộng.
+ Bé vui cùng các chú Bộ đội
+ Tìm hiểu về làng nghề chổi đót
MT37.  Trẻ kể tên  được một số đặc điểm của một số ngày lễ hội: + Ngày lễ 30/4, 1/5
+ Ngày tết thiếu nhi1/6
+ Ngày hội bé đến trường
+ Vui hội trung thu
+ Ngày hội của cô, của bà, mẹ... 20/11
+ Ngày tết nguyên đán
+ Ngày hội 8/3
+ Ngày hội của thầy cô giáo 20/11
MT38. Trẻ có thể kể tên  được một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương - Trẻ nói được tên nghĩa trang liệt sỹ xã
- Khu sinh thái hòn nhạn xã Diễn Đoài
* Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán:
 MT39. Trẻ biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
 
- Đếm đến 3- nhận biết các nhóm có 3 đối tượng - Nhận biết số 3
- Đếm đến 4- nhận biết các nhóm có 4 đối tượng - Nhận biết số 4
- Đếm đến 5 - nhận biết các nhóm có 5 đối tượng - Nhận biết số 5
MT40. Trẻ biết So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - So sánh thêm bớt tạo nhóm bằng nhau trong phạm vi 3
- So sánh thêm bớt tạo nhóm bằng nhau trong phạm vi 4
- So sánh thêm bớt tạo nhóm bằng nhau trong phạm vi 5
- Xếp tương ứng 1-1
MT41.  Trẻ biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.   - Gộp trong phạm vi 3;
- Gộp trong phạm vi 4.
- Gộp trong phạm vi 5.
MT42. Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm. - Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
 
MT43. Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản( mẫu) và sao chép lại - Xếp xen kẽ.
- Ghép đôi
MT44. Trẻ  biết so sánh  hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau, - So sánh 2 đối tượng về kích thước:
+  So sánh độ lớn của 2 đối tượng
+ So sánh chiều cao của 2 đối tượng
+ So sánh chiều dài của 2 đối tượng
+  So sánh chiều rộng của 2 đối tượng
MT45. Trẻ biết  nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật - Nhận biết gọi tên các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép.
MT46. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân. - Nhận biết phía trên- phía  dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ.
- Nhận biết tay phải- tay trái của bản thân trẻ.
                           LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 
MT47.  Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản. Nghe, hiểu lời nói và làm theo 1-2 yêu cầu trong giao tiếp hàng ngày
MT48. Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi như : quần áo, đồ chơi, hoa, quả … - Đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non: cầu trượt, bập bênh...
- Đồ dùng đồ chơi bạn trai, gái: búp bê, quần sóc, váy...
- Đồ dùng trong gia đình: bàn là, ấm điện, quạt trần...
- Đồ dùng các nghề: bảng, phấn, bai, xẻng, cuốc, kim tiêm...
- Các loại hoa, quả: hoa hồng, hoa cúc...; quả na; quả xoài; quả dứa...
- Các con vật: chó; mèo; sư tử; cá chép...
- Một số đặc điểm nổi bật của PTGT, nơi hoạt động…
- Hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng, sấm, chớp...
- Quê hương, đất nước....
MT49. Trẻ  lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại - Nói, trả lời câu hỏi và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp: Giữa cô - trẻ; Trẻ -Trẻ.
MT50. Trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm… - Trả lời và đặt các câu hỏi: “Ai”; “cái gì?”; “Ở đâu?”; “Khi nào?”.
MT51. Trẻ kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn - Kể lại sự việc.
- Hôm qua ăn cơm xong cháu biết lấy tăm cho bố mẹ.
- Chủ nhật vừa rồi mẹ cháu cho cháu đi chơi nhà bóng.....
MT52.  Trẻ đọc thuộc  được bài thơ trong chủ đề. Chủ đề: Trường mầm non:
Thơ: Bạn mới, Bé yêu trăng; Cô giáo của con; Bé đi hoc; Nghe lời cô giáo, Mẹ và cô; Chồng nụ chồng hoa;
Chủ đề: Bản thân:
Thơ: Thi ăn; Bạn của bé; chim non tập đếm; Tập đếm; Xòe tay; Quà sinh nhật; đôi mắt của em, Miệng xinh
Chủ đề: Gia đình của bé:
 
Thơ: Thăm nhà bà; Chiếc quạt nan; Cháu yêu Bà; Bé ru em ngủ; Con ngoan; Chia phần; Buổi sáng nhà em; Bé cùng bố thả diều; Tặng phiếu bé ngoan; Gió từ tay mẹ; Bà ốm; Ông cháu nhà vịt.
Chủ đề: Bé thích làm nghề gì:
 
Thơ: Các cô thợ; Làm họa sỹ dễ thôi; Hươu cao cổ; Gạch đỏ; Bé xếp nhà; Bé làm bao nhiêu nghề; Làm nghề như bố (Thu Quỳnh)
Làm bác sỹ; Chú giải phóng quân; Chiếc cầu mới; Đi bừa
Chủ đề: Thế giới động vật
Thơ: Đàn gà con; Ong và bướm (Nhược Thủy); Kể cho bé nghe; Con trâu; Con chuồn chuồn ớt; Chim sẻ; Một mái nhà chung; Chú nhện chơi đu; Chú mèo con; Rong và cá (Phạn Hổ); Dán hoa tặng mẹ; Quà 8/3
Chủ đề: Tết và mùa xuân
+ Thơ: Hoa kết trái; Hoa sen; Mùa khế; Hoa mơ; Bắp ngô; Nấm rừng; Chiếc nấm xuân; quả dứa; Cây dây leo; Cây dây leo,
Hoa mào gà, cây bắp cải; Tết và mùa xuân; Tết đang vào nhà
Chủ đề: Bé làm quen với các phương tiện giao thông
Thơ: Đèn xanh đèn đỏ; Dán hoa tặng mẹ; Mẹ dặn bé; Bé qua đường; Sang đường; Đường và chân; Xe cứu hỏa
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
Thơ: Mưa rơi; Ông mặt trời; Trời nắng trời mưa.
Chủ đề: Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em
Thơ: Bác Hồ của em; Cờ việt nam; Ảnh Bác; Ngôi nhà; Làng em buổi sáng; Về quê hương; Mùa gặt.
MT53. Trẻ đọc thuộc được bài ca dao, đồng dao
 
 
 
 
 
 
 
- Chi chi chành chành.
- Nu na nu nống.
- Đi cầu đi quán.
- Kéo cưa lừa xẻ.
- Lúa ngô là cô đậu nành.
- Con kiến mà leo cành đa.
- Lộn cầu vồng.
- Dung dăng dung dẻ.
- Đố ai đếm được lá rừng.
MT54.Trẻ biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. Chủ đề: Trường mầm non:
Truyện: Mèo hoa đi học; Đôi bạn tốt; Vịt con đi học; Con đường đến trường; Ba người bạn.
Chủ đề: Bản thân:
Truyện: Mỗi người một việc; Đôi tai tôi dài quá
Chủ đề: Gia đình của bé:
-Truyện:
+ Cô bé quàng khăn đỏ; Tích chu
Chủ đề: Bé thích làm nghề gì:
-Truyện:
Bác sỹ tí hoc; Cả nhà đều làm việc.
Chủ đề: Chủ đề: Thế giới động vật
-Truyện:
Chú vịt xám, Bác gấu đen và hai chú thỏ
Chủ đề: Chủ đề: Tết và mùa xuân:
+ Truyện sự tích các loài hoa
Thực vật: chuyện trong vườn ,chú đỗ con
Chủ đề: Bé làm quen với các phương tiện giao thông
Xe lu và xe ca , Ba ngọn đèn giao thông., Kiến con đi ô tô
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
- Giọt nước tý xíu (Nguyễn Linh), Nàng tiên mưa, Hồ nước và mây, Đám mây đen xấu xí
Chủ đề: Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em
Truyện: Ai ngoan sẽ được thưởng; Thánh Gióng; Niềm vui bất ngờ
 
MT55. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện
- Nói rõ tiếng, phát âm các tiếng của tiếng việt. Bày tỏ tình cảm và nhu cầu hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
- Nói thể hiện, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh trong truyện
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.
MT56. Trẻ biết sử dụng các từ “ Vâng ạ” ,”Dạ”; “ Thưa”…trong giao tiếp. - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Cô gọi tên trẻ trẻ biết dạ, cô đưa cho trẻ cài gì đó thi trẻ biết đưa hai tay ra để nhận
MT57. Nói rõ tiếng, đủ nghe, biết sử dụng các từ “ Dạ, thưa, vâng ạ”...trong giao tiếp - Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ của người khác.
- Nói rõ, to các tiếng.
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp
MT58. Trẻ biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách, xem tranh. - Tiếp xúc với chữ, sách truyện
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” chuyện.
- Giữ gìn sách sạch đẹp
MT59. Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh - Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông; đường cho người đi bộ)
- Làm quen cách đọc
MT60. Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật theo tranh, thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc - Làm quen cách viết tiếng Việt:
+ Hướng  viết: Từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Hướng viết của các nét chữ.
- Vẽ, viết, nguệch ngoạc
- Gọi tên các nhân vật trong tranh
MT61. Ngoại ngữ:  - Nghe và nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng và hành động rất đơn giản quen thuộc với lứa tuổi; Nghe và nắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 3, một số từ, cụm từ rất đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
MT62. Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được Sở thích, khả năng của bản thân.
Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
MT63. Trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động,  mạnh dạn khi trả lời câu hỏi - Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động.
- Mạnh dạn trả lời câu hỏi.
MT64.  Trẻ biết cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi….) - Thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…)
MT65. Trẻ nhận ra cảm xúc và biết biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, giọng nói, tranh ảnh - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc: qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động.
MT66. Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ và kính yêu Bác - Kính yêu bác Hồ
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
MT67.Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh dành đồ chơi, vâng lời bố mẹ. - Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ)
- Tiết kiệm nước
- Yêu mến bố mẹ anh chị em ruột
MT68. Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khi được nhắc nhở, chú ý nghe khi Cô bạn nói - Cử chỉ, lời nói lễ phép( chào hỏi, cảm ơn).
- Nhận biết hành vi “đúng” – “sai”,  “tốt” – “xấu”.
MT69. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ - Chờ đến lượt.
- Chơi hòa thuận với bạn.
- Chơi theo ý thích.
- Chơi phân vai.
- Chơi xây dựng......
- Trẻ biêt rủ bạn cùng chơi, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi
MT70. Trẻ thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây - Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối.
- Chăm sóc vườn rau
- Quan sát bồn hoa.
- Quan sát các cây cảnh trong sân trường
MT71. Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định
 
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Biết bỏ rác vào thùng rác.
- Biết nhặt rác khi thấy rác bỏ chưa đúng quy định
MT72. Hành vi quy tắc ứng xử Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ. Biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Hoạt động âm nhạc:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
MT73.  Trẻ biết vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng
- Trẻ chú ý nghe thích được hát theo,  nhún nhảy , lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe kể câu
- Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống.
- Ánh trăng hòa bình; Niềm vui cô nuôi dạy trẻ; Ngày đầu tiên đi học; Chim mẹ chim con; Thật đáng chê; Em đi mẫu giáo.
- Cho con; chỉ có một trên đời; Em là bông hồng nhỏ; Ru em; Nụ cười xinh.
- Hạt gạo làng ta; Cô giáo; Cháu thương chú bộ đôi; Màu áo chú bộ đội; Cháu yêu cô chú công nhân;
- Quả; Lý cây bông; Mùa xuân ơi; Cây trúc xinh.
- Gà gáy té le; Bắc kim thang; Cò lã; lý con sáo gò công; Thương con mèo.
- Con thuyền ước mơ; Anh phi công ơi; Đoàn tàu nhỏ xíu; Nhớ lời cô dặn.
Mưa bóng mây; Mưa rơi; Con mèo ra bờ sông; tôi là gió
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Dung dăng dung dẽ; Đêm pháo hoa; inh lã ơi; Em như chim bồ câu trắng, Từ rừng xanh cháu về thăm Bác.
- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát
Chủ đề: Trường mầm non
Hoa bé ngoan; Cháu đi mẫu giáo; Trường chúng cháu là trường Mầm Non (Phạm Tuyên); Những em bé ngoan; Niền vui của cô nuôi dạy trẻ; Ngày đầu tiên đi học; Chim mẹ chim con; Rước đèn dưới trăng
Chủ đề: Bản thân
Cái mũi, Thật đáng chê; Rửa mặt như mèo; Tay thơm tay ngoan; Mời bạn ăn; Miệng
 Xinh; Hoa bé ngoan; Nụ cười xinh
Chủ đề: Gia đình của bé
Cháu yêu bà; Cả nhà thương nhau; Mẹ và cô giáo; Khúc hát ru của người mẹ trẻ; Mẹ và cô giáo; Em là bông hồng nhỏ; Cho con; Chỉ có một trên đời
Chủ đề: Bè thích làm nghề gì
Ba em là công nhân lái xe; Cháu yêu cô thợ dệt; Hạt gạo làng ta; Màu áo chú bộ đội; Cháu yêu cô chú công nhân; Cháu thương chú bộ đội
Chủ đề: Thế giới động vật
Con chim non (Lý Trọng); Voi làm xiếc (Phan Hiền); Cá vàng bơi; Chú voi con ở bản đôn; Con chim non; Ai cũng yêu chú mèo; Gà trống; Đàn vịt con
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Cây trúc xinh; Em yêu cây xanh”; Quả; Cây trúc xinh; Sắp đến tết rồi; Mùa xuân ơi; Đêm pháo hoa
Chủ đề: Bé làm quen với các phương tiện giao thông
 Em tập lái ô tô; Lái ô tô; Đường và chân; Bạn ơi có biết; Nhớ lời cô dặn; Anh phi công
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
Mưa rơi (Dân ca Xá);
- Bèo dạt mây trôi (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Bé và trăng (Bùi Anh Tôn);
- Mùa hè chia tay (Quốc Vân).
- Cho tôi đi làm mưa với (Hoàng Hà);
- Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền)
 - Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung)
 - Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai
Chủ đề: Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Dung dăng dung dẻ,; Từ rừng xanh cháu về thăm Bác
MT74. Trẻ vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa),
Vận động theo ý thích bài hát, bản nhạc quen thuộc
Chủ đề: Trường mầm non
Hoa bé ngoan; Cháu đi mẫu giáo; Trường chúng cháu là trường Mầm Non (Phạm Tuyên); Những em bé ngoan; Niền vui của cô nuôi dạy trẻ; Ngày đầu tiên đi học; Chim mẹ chim con; Rước đèn dưới trăng
Chủ đề: Bản thân
Cái mũi; Thật đáng chê; Rửa mặt như mèo; Tay thơm tay ngoan; Mời bạn ăn; Miệng xinh; Hoa bé ngoan; Nụ cười xinh
Chủ đề: Gia đình của bé
Cháu yêu bà; Cả nhà thương nhau; Mẹ và cô giáo; Khúc hát ru của người mẹ trẻ; Mẹ và cô giáo; Em là bông hồng nhỏ; Cho con; Chỉ có một trên đời
Chủ đề: Bé thích làm nghề gì
- Ba em là công nhân lái xe; Cháu yêu cô thợ dệt; Hạt gạo làng ta; Màu áo chú bộ đội; Cháu yêu cô chú công nhân; Cháu thương chú bộ đội
Chủ đề: Thế giới động vật
Con chim non (Lý Trọng); Voi làm xiếc (Phan Hiền); Cá vàng bơi; Chú voi con ở bản đôn; Con chim non; Ai cũng yêu chú mèo; Gà trống; Đàn vịt con; Quà 8/3. Hoa trong vườn
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Sắp đến tết rồi; Mùa xuân ơi; Đêm pháo hoa
cây trúc xinh; Em yêu cây xanh”; Quả; Cây trúc xinh;
Chủ đề: Bé làm quen với các phương tiện giao thông
 Em tập lái ô tô; Lái ô tô; Đường và chân; Bạn ơi có biết; Nhớ lời cô dặn; Anh phi công
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
Mưa rơi (Dân ca Xá);
- Bèo dạt mây trôi (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Bé và trăng (Bùi Anh Tôn);
- Mùa hè chia tay (Quốc Vân).
- Cho tôi đi làm mưa với (Hoàng Hà);
- Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền)
- Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung)
- Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai
Chủ đề: Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Dung dăng dung dẻ; Từ rừng xanh cháu về thăm bác.
* Hoạt động tạo hình
MT75.  Trẻ vui sướng, chỉ, sờ ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật( về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình - Bộc lộ cảm xúc và nói lên cảm nhận của mình khi ngắm nhìn sản phẩm của mình, của bạn.
MT76. Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. - Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm; Làm tranh, ĐDĐC sáng tạo bằng nguyên vật liệu, tranh tập thể, tranh chủ đề.
- Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên (Lá khô, sỏi, quả khô...), phế liệu (Len, ống nút..) tạo ra sản phẩm theo gợi ý của cô.
MT77. Trẻ biết sử dụng một số  kỹ năng trong hoạt động tạo hình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ, năn, cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Chủ đề: Trường mầm non  
Tô màu đèn lồng; bóng bay. Đu quay, con đường tới trường
- Chủ đề: Bản thân
Tô màu mũ, áo bạn trai bạn gái; Trang trí khăn mùi soa; Nặn bánh hình dài
- Chủ đề: Gia đình của bé
Tô màu tranh gia đình, Tô màu ngôi nhà, nặn bánh hình tròn
- Chủ đề: Bé thích làm nghề gì
Biết  xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
Tô màu sản phẩm nghề nông; Vẽ bình hoa; Xé giấy thành dải; Trang trí mũ chú bộ đội; Vẽ cuộn len;
Chủ đề: Thế giới động vật
Vẽ con gà con; Dán con cá; Tô màu hươu cao cổ; Dán hoa tặng cô
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang  tạo thành bức tranh đơn giản.
Vẽ cây ăn quả; Dán cành hoa đào; Tạo hoa bằng dấu vân tay; Vẽ quả cà chua, quả bí xanh,
Chủ đề: Bé làm quen với các phương tiện giao thông
Vẽ ô tô; Xe máy; Trang trí chiếc phao
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
+ Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có một khối hoặc hai khối.
 Nặn bánh hình tròn
- Nặn bánh hình dài
- Nặn xà phòng
- Nặn quả tròn
- Nặn củ cà rốt
- Nặn bánh xe
- Vẽ mưa, cỏ, cây
Chủ đề: Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em
Tô màu dây cờ;
MT78. Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản - Sử dụng một số kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Xếp nhà, xếp ghế, cầu, đường đi, hình người...
MT79. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình theo sự gợi ý của cô. - Trẻ biết nhận xét sản phẩm của trẻ và của bạn.
MT80. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình). - Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích của trẻ
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
          NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH                                             HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
              Nguyễn Thị Hằng                                                       Lê Thị Bích Thảo  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hằng

Nguồn tin: mamnondiendoai.dienchau.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây